Đăng nhập / Tạo tài khoản

Về tác giả Phạm Khôi

Từ năm lớp 11, khi còn là học sinh trung học tại lớp chuyên Tin, trường Nguyễn Trãi - TP.Hải Dương, bằng ngôn ngữ Pascal tôi đã viết 2 phần mềm: phần mềm thứ nhất là ứng dụng quản lý danh bạn sử dụng thư viện đồ họa của Pascal. Thủa đó chúng tôi chưa có bất cứ khái niệm visual IDE nào, tức là không có Visual Basic, không có Visual C++ hay thậm chí Delphi. Tôi đã vẽ từng cái nút nổi lên trên màn hình bằng hàm vẽ đường thẳng trong Pascal. Và đó là một phần mềm hoàn hảo và tuyệt đẹp.. Phần mềm thứ 2 rất li kì, đó là ứng dụng soạn nhạc sử dụng màn hình console để điều khiển - tôi cho phép người dùng sử dụng mũi tên để chọn độ cao của nốt nhạc. Sự thật là do chiếc máy tính của tôi không có sound card, thứ phát ra âm thanh duy nhất là chiếc loa tín hiệu có thể lập trình cao độ được. Nhưng tôi muốn nó phải chơi được nhạc và giải quyết nó... bằng phần mềm của tôi. Tôi đã sử dụng phần mềm đó để vẽ bản nhạc Suối mơ của Văn Cao trong vòng vài phút và "chơi" nó vào giờ nghỉ giải lao của lớp thực hành tin học.. Bạn cần phải nhớ là thủa đó, máy tính của chúng tôi rất ít ỏi, chậm chạp và môn học của chúng tôi được học là thuật toán, được viết trên Pascal. Tất cả chỉ được giới hạn ở màn hình console đen ngòm và những dòng chữ xanh của môi trường Pascal cổ điển. Nhưng không vì thế mà tôi cảm thấy bị khuất phục để tạo ra những phần mềm - những phần mềm tuyệt vời..  

Bạn có nghĩ rằng thực tế thì tôi đã làm trải nghiệm người dùng từ dạo đó? Tôi định nghĩa ra những kịch bản người dùng, tìm giải pháp trong giới hạn công nghệ hiện tại và tìm ra phương án tối ưu. Tôi cũng phỏng vấn cả người dùng nữa, rằng "Ê, mày dùng thử phần mềm của tạo xem, thấy sao?".. Tiếc là hầu hết các bạn tôi đều chỉ nói rằng "Hay đấy! Tuy nhiên mày hãy tập trung vào kỳ thì học sinh giỏi đi" và tôi không cảm thấy hài lòng với những feedback đó, hẳn là những khách hàng đó không tiềm năng. 

Nếu coi đó là những công việc làm trải nghiệm người dùng đầu tiên, tôi đã làm việc đó được 20 năm rồi ;).

Làm sản phẩm

Tôi cho rằng chẳng khó khăn gì để nhận ra, tại thị trường Việt Nam chúng ta, người ta ít khi biết làm một sản phẩm là như thế nào. Tôi đã làm việc với những chuyên gia đầu ngành về công nghệ, họ có những vị trí rất quan trọng trong những tập đoàn lớn. Nhưng họ gần như không có 1 tư duy sản phẩm. Họ biết cách để giải quyết một vấn đề, biết cách lãnh đạo người khác hay tự tay làm ra chúng. Nhưng tiếc 1 điều, người dùng thì lại chẳng là 1 vấn đề gì cả. Và họ chả hiểu gì về người dùng hết, người dùng muốn gì,người dùng cần gì,người dùng thực sự coi điều gì là quan trọng và ... làm sao để làm chúng hoạt động như mong muốn. Thị trường sản phẩm của Việt Nam chúng ta như miền tây nước Mỹ trong những bộ phim cow-boy vậy. 

Nhưng tôi thì biết về những điều đó! Một phần rất lớn trong câu chuyện này là "Thiết kế trải nghiệm người dùng". 

Sự thật thì

Sự thật thì đối với thiết kế UX, tôi không có gì để khoác loác gì về mình. Thị trường thiết kế UX của Việt Nam chúng ta có quá nhiều "chuyên gia", có quá nhiều "thầy" và tôi thấy họ mọc lên mỗi ngày một nhiều. Tôi chỉ là đồng nghiệp của các bạn.

Sự thật thì có thể tôi có nhiều năm làm việc hơn các bạn, có nhiều kinh nghiệm cả về phần mềm, làm kinh doanh - startup kiểu con nhà nghèo, có thể thì cả về thiết kế UX nữa. Có thể tôi còn hiểu về thiền và trà hơn bạn nữa. Nhưng có thể bạn có nhiều điểm khác tốt hơn tôi nhiều! Không sao, tôi lại có 1 khóa học trọn vẹn và đầy đủ về UX tại đây, bao gồm cả các nguyên tắc, quy trình, phương pháp và các tài nguyên có giá trị. Đó là lý do bạn vẫn còn đang ở đây.

Sự thật thì khóa học này tôi đã góp nhặt hầu hết từ các nguồn kiến thức khác nhau, chủ yếu từ Tây. Nhưng có một thứ mà bạn sẽ không thể có được khi đọc chúng bằng bản gốc tiếng Anh, tôi thích đánh giá, đôi khi là trào phúng và mỉa mai những sản phẩm Việt Nam, nhưng thứ mà bạn sẽ thấy hàng ngày như là: Foody, Báo mới hay các website iBanking của các ngân hàng nôi địa lớn. Điều đó có thể khiến bạn thấy thú vị hơn. 

Sự thật thì tôi đã tham gia thiết kế UX cho khá nhiều các dự án lớn và quan trọng của các công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam như là FPT, Viettel hay Vinaphone.. Nhưng điều đó không khiến tôi "sang" hơn. Ở Việt Nam có 1 vài công ty khá về UX, như VNG.. Nhưng tôi thì không thích làm gì với họ cả.

Sự thật thì tôi rất dễ gần, bạn nên kết nối và trao đổi với tôi nếu bạn muốn. Tôi có thể dành thời gian để giải đáp cho bạn các vấn đề về UX, đưa ra 1 lời khuyên có thể có ích hoặc là đánh giá siêu siêu nhanh về sản phẩm của công ty bạn. 

 

Hãy relax

Nếu bạn chưa thì hãy bắt đầu bằng cách click vào những bài đầu tiên đi thôi! Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho mình!

Mục lục

1. Bắt đầu với UX

1.0. Giới thiệu

01:17

Giới thiệu về khoá học

1.1. Bài học đầu tiên

09:52

Những hiểu biết cơ bản về UX và thiết kế UX

1.2. Giới thiệu khoá học

06:12

Nội dung của khoá học, nó có dành cho bạn không và tôi là ai

1.3. UX trong cuộc sống

05:18

Chúng ta thường xuyên có các trải nghiệm với các đối tượng mà ta tiếp xúc mỗi ngày..

1.4. Thiết kế UX là gì?

03:14

Một quy trình đc tiêu chuẩn hoá cộng với nhiều các phương thức và công cụ tiếp cận khác nhau

1.5. Một UX tốt là gì?

07:51

UX tốt theo góc nhìn của cầu thang 6 bước

1.6. Điều gì sẽ tạo ra 1 UX tốt

03:36

Quan trọng là người dùng cần gì? mục tiêu kinh doanh? và 1 quy trình đúng đắn

1.7. Các vị trí (role) trong UX

08:36

UX Designer, UX Researcher, Visual Designer, Front-end Developer & Back-end Developer

1.8. Vai trò của thiết kế UX đối với doanh nghiệp

05:07

Vì sao mà thiết kế UX lại quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2. Quy trình thiết kế UX

2.1. Quy trình thiết kế UX

06:50

Tổng quan về quy trình 7 bước thiết kế UX

2.2. Dự án mẫu

03:01

Thiết kế ứng dựng trên mobile vLover

3. Bước 1 - Lập plan

3.1. Tổng quan về bước lập plan

04:09

Xác định mục tiêu và các giai đoạn của bước này

3.2. Bước Strategize - Mô hình User Centered Business Canvas

09:19

Tập hợp và mô hình hoá thông tin cho dự án

3.3. User Personas

07:23

Tập hợp những thông tin quan trọng và hữu ích nhất về người dùng

3.4. Mô hình AARRR

06:46

Xác định mục tiêu kinh doanh và thước đo thành công cho mục tiêu đó

3.5. Bước Organize

03:52

Quyết định xem cái gì sẽ thể hiện trên sản phẩm

3.6. Bước thiết kế flow

07:44

Thiết kế luồng vận hành giữa các màn hình trong 1 phần mềm

4. Bước 2 - Discover

4.1. Tổng quan về bước Discover

02:44

Mục tiêu và lợi ích của bước Discover - Khám phá

4.2. Bước Research

06:20

Thực hiện phỏng vấn và quan sát khách hàng

4.3. User Interview

05:47

Phỏng vấn để khám phá về người dùng sản phẩm của bạn thực sự là ai?

4.4. Observation

04:53

Quan sát cách mà người dùng sử dụng 1 sản phẩm

4.5. Card sorting

08:16

Khám phá ra cách mà người dùng tổ chức thông tin

4.6. Measure & Analyze

09:33

Đặt các công cụ đo vào phần mềm và phân tích kết quả trả về.

4.7. UX Survey

06:19

Lấy thông tin feedback từ người dùng bằng cách đặt các câu hỏi

5. Bước 3 - Explorer

5.1. Explorer - Thăm dò

12:06

Thực hiện những phác thảo đầu tiên của dự án thiết kế

6. Bước 4 - Define

6.1. HIFI Wireframe (hay Digital Wireframe)

09:15

Chốt lấy 1 bản wireframe cuối cùng ở mức độ chi tiết kể cả các nội dung thông tin

6.2. Microcopy

04:13

Sức mạnh tiềm ẩn và bí mật trong 1 dự án thiết kế UX

6.3. Design Patterns

05:12

Các mẫu thiết kế rất quan trọng nhằm tiết kiệm công sức sáng tạo và giúp người dùng dễ tiếp cận hơn

6.4. Công cụ để tạo Digital Wireframe

11:47

Antetype, App Cooker, Atomic... Sketch hay UXPin

6.5. Usability test trên Wireframe

04:24

Sử dụng MavelApp hoặc InVision để gán các tương tác chuyển màn hình lên thiết kế

6.6. Design Review

06:42

Một cách thức trung lập để nhìn sản phẩm một cách sáng suốt và đầy đủ mọi góc cạnh

7. Bước 5 - Design

7.1. Điều gì tạo ra một thiết kế tốt?

18:20

Đơn giản, nhất quán, định hướng thị giác tốt, typography và màu sắc

7.2. Bốn bước để thiết kế

25:47

Tạo design concept, thiết kế, prototyping & usability test

8. Bước 6 - Validate

8.1. Đo lường ấn tượng đầu tiên

05:31

Sử dụng phép kiểm thử 5 giây, click test để biết ấn tượng đầu tiên

8.2. Đánh giá về tính dễ dùng (usability test)

06:50

Làm sao để biết được có dễ dùng, tiện lợi không.. khi nói về 1 sản phẩm

8.3. A/B Test

05:10

Đối mặt với nhiều hơn 1 lựa chọn, bạn cần phải đo lường để chọn lấy 1 phương án tốt nhất

9. Bước 7 - Deliver

9.1. Chuyển giao

13:30

Chuyển các thiết kế sang cho developer để viết thành ứng dụng

10. Bắt đầu

Quy trình 7 bước thiết kế

Tập hợp thông tin, mô hình hoá mục tiêu kinh doanh, xác định tập khách hàng mục tiêu, tập hợp và sắp xếp bảng chức năng của sản phẩm, thiết kế flow và quy trình
Tập hợp thông tin về người dùng dự trên UX Research. Xác minh giả thuyết của bạn, khám phá ra điều người dùng thực sự cần
Phác thảo wireframe đầu tiên, thí nghiệm với nhiều các ý tưởng khác nhau để giải quyết các vấn đề và phục vụ người dùng. Tập trung vào bức tranh lớn - tổng thể.
Tạo digital wireframe. Thiết kế cấu trúc thông tin, tạo wireframe prototypes and test chúng
Tạo thiết kế đồ hoạ (visual design) cho sản phẩm. Tập trung vào các yếu tố như phân cấp thị giác, độ cân bằng hay tính nhất quán. Sử dụng ảnh, video, font chữ và icon. Thực hiện test nội bộ và trên người dùng
Xác minh lại thiết kế bằng usability tests, click tests and test 5 giây. Áp dụng A/B tests để có kết quả tốt nhất.
Chuyển giao thiết kế cho lập trình viên để bắt đầu xây dựng sản phẩm. Đo lường các kết quả, tập hợp feedbacks and … lặp lại quy trình này.